Cảm biến lực (Loadcell) chuẩn riêng – Nỗi đau của nhiều Doanh nghiệp khi lắp đặt cân điện tử

Bạn đã biết thế nào là Cảm biến (Loadcell) có chuẩn kết nối riêng hay còn gọi là ” Loadcell đặt” chưa? Thời gian qua, Cân điện tử Astec đã nhận rất nhiều phản hồi của Doanh nghiệp về những gì họ đang gặp phải trong quá trình sử dụng hệ thống Cân điện tử. Những rắc rối này đều từ Cảm biến (Loadcell) nơi được coi là trái tim của hệ thống cân.

Nhận thấy đây là trách nhiệm của một nhà phân phối cân chính hãng, chúng tôi cần phải làm gì đó giúp bạn nhìn nhận vấn đề này một cách rõ ràng nhất. Chúng tôi tin rằng sau khi đọc nó bạn có thể hiểu rõ vấn đề mà Doanh nghiệp bạn đang gặp phải. Cũng để những ai chưa biết sẽ không đi vào vết xe đổ của cái gọi là “Loadcell đặt”.

Về cơ bản, thiết bị chuẩn kết nối đặt riêng độc quyền giống hệt các thiết bị thông thường của hãng về mặt hình dạng kích thước hay tính năng sản phẩm. Chất lượng có thể bằng hoặc kém hơn do sản xuất đơn lẻ, model thiết bị có thể giống hoặc khác. Nhưng sự khác biệt dẫn đến những hệ lụy không thể lường hết được lại nằm ở giao thức kết nối mà đơn vị thi công lắp đặt đã cố tình thay đổi.

Có hai kiểu kết nối riêng độc quyền cho thiết bị điện tử dùng cho cân ô tô

Kiểu thứ nhất – Thiết bị analog:

+ Cảm biến lực (loadcell) sẽ được thay đổi điện trở đầu vào/ngõ vào (Input Resistance) và thay đổi độ nhạy (Sentivity) không giống với tiêu chuẩn thông thường của nhà sản xuất.

Với kiểu này thì đầu cân (Indicator) bạn có thể dùng bất kỳ model nào cũng được.

Kiểu thứ hai – Thiết bị digital

+ Cảm biến lực (Loadcell), đầu cân (Indicator) chuẩn kết nối (protocol) sẽ được sửa đổi theo một kiểu riêng. Chỉ có đầu cân này (Indicator) và loadcell có cùng kiểu tiêu chuẩn mới có thể kết nối hoạt cũng như động bình thường.

Những nguy cơ và rủi ro gặp phải:

  • Nếu cân xảy lỗi, bắt buộc phải gọi bên cung cấp xuống kiểm tra và mọi lỗi đều được thông báo cho bên cung cấp, không có bất kỳ công ty nào khác có thể kiểm tra được bởi không có thiết bị tương ứng ->Như vậy việc cân bị lỗi gì, lỗi bao nhiêu loadcell, thay thế bao nhiêu hoàn toàn được quyết bởi bên cung cấp thiết bị độc quyền.
  • Dễ bị bẫy lỗi thời gian khiến cân không thể dùng được, từ đó phát sinh thêm chi phí kiểm tra, thay thế sau khi hết bảo hành.
  • Hàng hoá có thể bị thiếu do bên cung cấp hàng không có đủ hàng dự phòng, lúc đó không thể mua được từ bên khác, dẫn đến cân sẽ bị gián đoạn hoặc nghiêm trọng hơn là sẽ phải thay mới toàn bộ.
  • Vì đây là hàng đặt riêng, độc quyền nên chất lượng có thể không bằng so với hàng tiêu chuẩn sản xuất hàng loạt của hãng, bởi số lượng rất hạn chế so với năng lực sản xuất của hãng.
  • Cuối cùng chúng tôi giả sử với trường hợp không may Doanh nghiệp mà bạn đặt mua họ không còn hoạt động vậy thì hệ thống cân của bạn coi như không có đồ thay thế. Bởi những chuẩn kết nối độc quyền đã được thiết lập trước đó, cũng như bởi những thỏa thuận riêng với hãng của nhà cung cấp.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi tới bạn, hy vọng sau chuỗi bài viết mà Cân điện tử Astec cung cấp, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất khi chuẩn bị setup cho mình một hệ thống cân điện tử.

Để biết thiết bị các bạn đang sử dụng, hoặc sắp được sử dụng có phải là thiết bị có tiêu chuẩn kết nối đặt riêng độc quyền hay không? Đừng ngại gửi thông tin cho chúng tôi qua email: vinh.luongthe@astecgroup.vn hoặc điện thoại: 0977916363. Rất sẵn sàng trợ giúp bạn để có một sản phẩm tốt nhất.

0977916363