CÁCH LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG CÂN Ô TÔ.
Như bạn đã biết, hệ thống cân ô tô quan trọng như thế nào cho trong việc sản xuất và cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Những quyết định của bạn hôm nay sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quy trình sản xuất và kinh doanh trong tương lại. Vậy làm thế nào để lựa chọn thiết bị cho hệ thống cân với cả chục các nhãn hàng và các mã sản phẩm khác nhau? Bạn đã biết cách lựa chọn thiết bị cho hệ thống cân ô tô của mình chưa? Hãy đọc ngay bài viết này của Cân điện tử Astec để có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất nhé.
Trước khi có ý định mua một sản phẩm gì, chúng ta thường tham khảo và tìm hiểu rất nhiều thông tin. Hiện nay thông tin có từ rất nhiều nguồn mở, phong phú nên đôi khi việc đó lại làm cho bạn rối trí và rất khó để đưa ra quyết định. Hiện tại ở Việt Nam có các thương hiệu cân phổ biến như:
- Sản phẩm đến từ các hãng trong G7 như : Mettler Toledo, HBM, Bilanciai, Ricelake, Minabea…
- Sản phẩm trung cấp như: Senso Car, AND, CAS…
- Sản phẩm phổ thông hoặc trung cấp đến từ: Keli, Zemic
Với sản phẩm đến từ G7 hoặc các sản phẩm trung cấp:
Sản phẩm cân điện tử nhập khẩu từ các nước G7 (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý và Đức) thường được đánh giá cao về chất lượng và độ tin cậy. Những sản phẩm này thường được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, sử dụng công nghệ tiên tiến và được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng. Vì vậy khi chọn mua sản phẩm bạn nên kiểm tra kỹ giấy tờ hải quan, vận đơn, seri từ hãng để biết sản phẩm chúng ta đang mua có nguồn gốc từ đâu. Tránh mua phải những hàng có gắn mác G7 nhưng thực chất lại không được sản xuất chính hãng. Hay đánh đồng hàng của một số nước như Tây Ban Nha, Ba Lan có tiêu chuẩn EU như G7. Sai lầm này sẽ khiến bạn phải bỏ chi phí không hề nhỏ nhưng lại nhận về một sản phẩm không tương xứng về chất lượng.
Tiếp đó, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đơn vị xây dựng và thi công rất nhiều hệ thống cân điện tử thì khi chọn đơn vị cung cấp, bạn nên chọn những nhà cung cấp có năng lực tốt, kho hàng dồi dào hoặc cam kết luôn có sẵn hàng dự phòng để thay thế bằng hợp đồng để tránh trường hợp khi hệ thống cân có lỗi thì hệ thống của bạn sẽ bị gián đoạn do không có thiết bị thay thế và sửa chữa. Gây đình trệ quá trình sản xuất và vận hành dẫn tới mất uy tín cho Doanh nghiệp.
Với các sản phẩm phổ thông như Keli, Zemic:
Chúng ta nên làm tuần tự theo từng bước như sau để đảm bảo không bị mua phải hàng đặt riêng có kết nối độc quyền
- Yêu cầu sản phẩm có tiêu chuẩn kết nối chung (chuẩn kết nối Standard) và được cam kết trên hợp đồng
- Kiểm tra catalog được cung cấp kèm theo báo giá.
- Kiểm tra xem với model bạn chọn có nhiều hơn 3 nhà cung cấp trên thị trường để tránh hệ thống đình trệ khi có lỗi xảy ra mà không có thiết bị thay thế.
- Kiểm tra trên kênh của hãng xem mã sản phẩm đó có hay không. Tuy nhiên với một số sản phẩm của Keli, một số công ty có thể yêu cầu hãng làm chuẩn riêng nhưng vẫn giữ nguyên model như cũ. Cho nên nếu tất cả các bước trên thoả mãn thì bạn vẫn nên kiểm tra thêm một bước cuối cùng: Sau khi nhận được hàng nên chụp lại seri và gửi email cho hãng để kiểm tra xem đây là hàng theo chuẩn chung hay chuẩn kết nối được đặt riêng. Hoặc kiểm tra luôn trên tem dán cùng trên thân loadcell (mỗi một loadcell mới luôn đi kèm 01 tem trên thân như dưới đây)
Sản phẩm chuẩn hãng Với mã chuẩn Chung do hãng sản xuất sẽ có dạng Xxxxx(ELx- Cy) |
Sản phẩm đặt chuẩn riêng kết nối độc quyền Với mã có chuẩn kết nối đặt riêng độc quyền sẽ có dạng Xxxxx(Elx – Cy)(zzzz) zzzz: là mã riêng để phân biệt giữa các hàng đặt riêng với nhau |
Trên đây là một số phân tích cụ thể được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi đã trải qua. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn để đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho hệ thống cân cũng như cho sự phát triển của Doanh nghiệp bạn trong tương lai.
Bạn cần tư vấn hoặc có nhiều hơn thế những câu hỏi chưa thể giải đáp, hãy inbox hoặc gọi ngay cho chúng tôi. Chỉ cần bạn cần, cân điện tử Astec luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!